BỆNH CHÂN TAY MIỆNG
Kính thưa các bậc phụ huynh học sinh thân mến!
Hiện nay bệnh “Chân, tay, miệng” đang bùng phát trở lại, trường MN Búp Măng Non xin gửi tới các bậc phụ huynh 1 số các lưu ý sau:
Bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ. Phụ huynh cần nhận biết sớm các triệu chứng ban đầu để kịp thời đưa trẻ đến khám, điều trị sớm.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh. Đỉnh dịch thường kéo dài trong tháng 4-6 và 9-12.
Trẻ mắc tay chân miệng thường sốt, phát ban lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông… Ngoài ra, phụ huynh cũng nên để ý những vị trí kín đáo như rìa móng tay, móng chân…
“Từng có trường hợp trẻ đột nhiên chảy nước bọt, biếng ăn, tiêu chảy nhưng phụ huynh nhầm lẫn là mọc răng, vài ngày, sau sốt cao không hạ. Khi đến bệnh viện khám, bác sĩ đã phát hiện bé mắc tay chân miệng mức độ nặng”
Bệnh tay chân miệng có 4 mức độ tùy theo giai đoạn bệnh. Mỗi mức độ có một biện pháp xử trí phù hợp riêng.
Độ 1: Trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, loét miệng, phát ban bóng nước, phát ban lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, vùng mông, rìa miệng, khóe miệng…
Độ 2: Được phân thành 2 mức độ. Trong đó, trẻ mắc tay chân miệng độ 2A có dấu hiệu sốt cao kèm giật mình, tần suất dưới 2 lần trong vòng 30 phút. Trẻ mắc bệnh này độ 2B lại sốt kéo dài từ ngày thứ 2 trở lên, sốt cao khó hạ, giật mình trên 2 lần. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ chuyển biến nặng, cần đưa đến phòng cấp cứu để xử trí.
Độ 3: Ngoài các triệu chứng nói trên, trẻ có tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim tăng.
Độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất, trẻ rơi vào tình trạng phù phổi cấp, sốc và nguy cơ tử vong cao.
“Trong bệnh lý tay chân miệng, thông thường cho chỉ định nhập viện điều trị đối những trẻ ở độ 2A. Đến độ 2B, trẻ cần được khẩn cấp can thiệp cấp cứu không để chuyển biến nặng hơn. Khi bé đã diễn tiến độ 3 cần làm mọi cách để can thiệp, xử trí không để tiếp tục tăng độ 4”
Khi phát hiện trẻ bị chân tay miệng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Ngoài ra, cần cách ly trẻ tại nhà, không cho trẻ đến trường học, nhà trẻ trong vòng 10 – 14 ngày từ khi phát hiện bệnh để tránh lây cho trẻ khác.
Nếu có triệu chứng bất thường, các bậc phụ huynh nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa