Nhiều cha mẹ thường rất hay bực mình vì con bướng bỉnh không nghe lời, nhưng cha mẹ lại không biết rằng việc dạy dỗ trẻ của cha mẹ cũng ảnh hưởng, hình thành nên tính cách và lối suy nghĩ của trẻ. Các cha mẹ thưởng chỉ cho rằng bé hư, bướng bỉnh không nghe lời là lỗi ở trẻ mà không biết rằng chính những thói quen hằng ngày và cách đối xử của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ nên tìm hiểu những cách nuôi dạy con khoa học để tạo cho bé sự phát triển tốt nhất, không nên để tình thương của mình lại ảnh hưởng xấu đến trẻ.
1. NÓI DỐI BÉ
Có rất nhiều cha mẹ vì muốn con nghe lời và làm theo ý mình nên đã chọn cách nói dối. Ví dụ, nhiều mẹ không muốn cho con sang nhà hàng xóm chơi nên đã nói dối rằng bên đó có con ngáo ộp hay ông ba bị bắt cóc, ở 1 vài lần đầu thì trẻ sẽ tin thật và không sang. Nhưng cách này không lâu dài, sẽ khiến bé nhanh chóng biết mẹ nói dối và không còn tin vào lời nói của mẹ hơn.
Do đó, thay vì nói dối mẹ nên giải thích cho con hiểu, hãy coi con như một người lớn để cả hai cũng nhau chia sẻ và cảm thông. Mẹ có thể nói với trẻ rằng “Nhà chị Bi đang ngủ trưa, giờ con mà sang đấy phá giấc ngủ của mọi người là rất mất lịch sự, chiều mẹ sẽ cho con sang chơi”. Làm thế, mẹ vừa không nói dối trẻ, vừa tập cho bé hiểu và thích ngh dần với mọi việc trong cuộc sống.
2. CHỈ DỌA BÉ MÀ KHÔNG THỰC HIỆN BIỆN PHÁP CAN NGĂN
Hình phạt là cần thiết trong việc dạy dỗ trẻ, biện pháp hợp lý, đúng lúc sẽ tạo nên cho trẻ sự phát triển tuyệt vời. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại chỉ mang hình phạt ra như một hình thức dọa nạt trẻ chứ không thực hiện nó. Việc “nói cho có” này chắc chắn sẽ khiến bé nhanh chóng trở nên nhờn và bướng bỉnh hơn.
Thay vì thường xuyên dọa nạt, khiến bé trở nên bướng bỉnh hơn, mẹ hãy hành động ngay nếu bé tiếp tục không nghe lời. Chẳng hạn, khi bé tiếp tục mở trộm vòi nước mẹ hãy bắt bé xin lỗi ngay đồng thời đi kèm hình phạt đánh vào tay bé hay phạt bé đứng để bé có thể suy nghĩ về hành động của mình, hoặc đơn giản chỉ là không cho bé tiếp tục tái phạm.
3. BẢN THÂN BỐ MẸ CẦN LÀM GƯƠNG CHO BÉ
Bố mẹ có biết rằng giai đoạn đầu đời chính là lúc bé học hỏi và tiếp thu mọi thứ xung quanh là tốt và nhiều nhất. Những hành động, lời nói của mọi người có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Mẹ yêu cầu bé không được vứt đồ chơi bừa bãi nhưng chính mẹ thì đi làm về lại vứt quần áo, túi xách lung tung. Chắc chắn nhiều bé sẽ hỏi ngược lại rằng mẹ có cất đồ ngăn nắp đâu mà con phải cất.
Do đó, nếu muốn dạy bé nghe lời thì trước hết chính bản thân bố mẹ cần làm một tấm gương mẫu mực tuân thủ đúng các nguyên tắc do mình đề ra. Khi cả nhà đều làm đúng theo thì bé không còn cớ hay lý do để bất hợp tác với bố mẹ nữa.
4. DẠY CON BIẾT NGHE LỜI CHA MẸ
Việc cha mẹ chiều chuộng hay nghiêm khắc quá với trẻ cũng đều không tốt cho việc hình thành tính cách của trẻ. Cha mẹ nào mà chẳng muốn con ngoan ngoãn, nghe lời mình, để đạt được điều đó thì các phương pháp dạy dỗ trẻ là rất quan trọng. Mẹ cần kết hợp sự rắn, mềm, kỷ luật cùng những lời khích lệ để bé nghe lời một cách tự nhiên mà không phải do bị ép buộc. Bên cạnh đó mẹ cũng nên giao cho bé những công việc nhà phù hợp mà bé có thể làm được. Đơn giản như mẹ giao cho bé nhiệm vụ dọn bàn ăn cùng mẹ, vừa tạo cho bé quen với công việc nhà, vừa tạo hứng thú trong bữa ăn cho trẻ và giúp trẻ nghe lời mẹ hơn.
5. MẤT BÌNH TĨNH VỚI CON
Nhiều cha mẹ không thể kiên trì trước hàng ngàn câu hỏi vì sao của trẻ, hay mất bình tĩnh dẫn đến la mắng hay đánh trẻ khi bé bướng bỉnh. Tuy nhiên, việc làm này rất không có lợi đối với việc phát triển của trẻ, hành động này rất dễ khiến trẻ nảy sinh tâm lý phản kháng, lì lợm. Nuôi dạy trẻ nhỏ là việc làm đòi hỏi hiểu biết khoa học cùng sự kiên nhẫn, thấu hiểu. Trẻ con đa phần đều nghịch ngợm, hiếu động dễ khiến mẹ cảm thấy mất kiểm soát, tốt nhất khi đó mẹ nên rời đi một lúc. Sau khi đã bớt giận thì hãy lựa lời để nói chuyện với bé. Mẹ cũng nên hành động dứt khoát ngay sau khi đưa ra cảnh báo để tránh làm cho bé nhờn với lời cảnh báo của mẹ, còn mẹ thì lại dễ bị bực bội.
Nguồn: Sưu tầm