Mẹ Biết Gì Về Chất Béo Trong Đồ Ăn Của Bé?

Mẹ Biết Gì Về Chất Béo Trong Đồ Ăn Của Bé? - TRƯỜNG MẦM NON BÚP MĂNG NON

Chất béo đóng một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bé. Bổ sung chất béo như thế nào để phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh cho bé luôn là mối trăn trở của nhiều bậc phụ huynh.

Nhu cầu chất béo theo độ tuổi

Đối với trẻ nhỏ, chất béo cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bộ não, đồng thời là nguồn năng lượng không thể thiếu đối với cơ thể. Nếu bé nhà bạn dưới 2 tuổi, việc giới hạn hấp thu chất béo không được khuyến khích đâu nhé. Trong độ tuổi từ 1 đến 3, bé cần một chế độ dinh dưỡng đa dạng, trong đó 30% đến 35% năng lượng sẽ được cung cấp từ chất béo. Từ độ tuổi lên 4 cho đến tận năm 18 tuổi, lượng chất béo sẽ cung cấp từ 25% đến 35% năng lượng cần thiết cho cơ thể của bé.

Các loại chất béo khác nhau

Không phải loại chất béo nào cũng gây hại. Bạn cần nắm rõ về cách sử dụng và lượng dùng cho phép. Có 3 loại chất béo mà mẹ cần biết. Đó là:
-Chất béo chưa bão hòa: Các loại chất béo thuộc nhóm này tốt cho sức khỏe. Chất béo chưa bão hòa được chia thành 3 nhóm. Nhóm chất béo chưa bão hòa đơn được tìm thấy trong quả bơ, ô liu, đậu phộng… Nhóm chất béo chưa bão hòa đa có mặt trong hầu hết các loại dầu thực vật. Axít béo omega-3 và omega-6 được tìm thấy trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ.

-Chất béo bão hòa: Việc ăn quá nhiều loại chất béo này có thể dẫn đến tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ bệnh tim. Chất béo bão hòa có mặt trong thịt và các sản phẩm từ động vật như bơ, shortening, phô mai, sữa, dầu cọ, dầu dừa, các loại đồ nướng.

-Trans fats hay chất béo chuyển hóa: Chúng được tạo ra khi dầu thực vật được hydro hóa để tạo thành dạng rắn ở ngay cả nhiệt độ thường. Chất béo chuyển hóa có trong bơ margarine, các loại bánh snack, đồ nướng, đồ chiên được bày bán. Loại chất béo này cũng mang đến những nguy cơ cho tim mạch và tăng cholesterol máu. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất ghi trên nhãn của họ tên của thành phần này là “chất béo hydro hóa”.

Nhận diện chất béo

Khi mua sắm thực phẩm cho gia đình, mẹ có thể đọc lướt qua lượng dinh dưỡng trong một khẩu phần để tránh mua các thực phẩm quá dư thừa chất béo.

-Những thực phẩm được dán nhãn không chất béo hoặc “fat –free”: chứa dưới 0,5g chất béo/ phần
-Thực phẩm có hàm lượng béo thấp hay “low-fat”: chứa dưới 3g chất béo trong mỗi phần

-Thực phẩm ít béo (light fat – lite): Đây là một cách dùng từ khá khôn khéo của nhà sản xuất, hàm lượng chất béo có thể lên đến gần 50% trong tổng thành phần dinh dưỡng.

-Thực phẩm giảm béo (reduced – fat): Là những thực phẩm chứa ít hơn 25% chất béo trong mỗi phần, hàm lượng này vẫn có thể khá cao.

Nguồn: Sưu tầm

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon